Bạn đánh dấu sự trưởng thành của mình bằng cách thể hiện chính kiến trước Cha Mẹ.
Nhiều lần bạn đã tự quyết định những vấn đề quan trọng. Bạn bỏ ngoài tai những lời dạy bảo khuyên nhủ của đấng sinh thành. Và bạn lấy làm tự hào về những điều tương tự.
Thế nhưng đối với con cái mình, Bạn lại mong chúng hãy là đứa vâng lời, ngoan ngoãn. Người lớn thường dành dạy con rằng hãy ngoan ngoãn, hãy vâng lời, hãy làm theo điều bố mẹ dặn. Một đứa trẻ không vâng lời được cho là một đứa hư.
Bạn gửi con tới cho ai đó, và bạn dặn trước lúc chia tay: “Hãy nghe lời cô ấy/ ông ấy/ bà ấy”. Ở đây là nghe lời bởi vì người ấy là người lớn, chứ không phải vì họ có thể không ngu.
Đó là thành công của những nền giáo dục định hướng con người đi vào chỗ nô lệ.
Phần lớn trong chúng ta, con người đã theo đuổi sự chứng nhận, sự chấp nhận từ kẻ khác, để rồi theo đuổi con đường làm thuê, làm mướn. Họ thích có ai đó ra lệnh để làm theo, thay vì tự lên kế hoạch, tự quyết định việc mình làm.
Tư duy nô lệ đi cả vào con đường tôn giáo, tâm linh.
Giáo hội và tu sĩ sẽ bảo mọi người rằng bạn đừng có hòng mà tin vào cảm giác, trực giác của chính mình. Thay vào đó hãy tin vào những người đã được tạc tượng dừng ở khắp mọi nơi. Thế rồi kinh kệ được biên soạn, biên tập theo chủ ý của những người cầm quyền, cốt để chăn dắt đám đông.
Bạn có thể thấy tinh thần dạy người vâng lời nó phổ biến ở tất cả mọi tổ chức. Và các tổ chức thì sẽ tới lúc bộc lộ những sự ngu dốt, tham lam, dối trá và hèn mọn. Tuy vậy mà đám đông vẫn sẽ vâng lời, bởi vì họ đã trượt dài trong một cái quán tính huân tập quá lâu.
Trước khi có ý định đi tìm tự do, bạn cần phải vứt sự vâng lời vào sọt rác.
Nếu bạn muốn con mình trở nên là những cánh chim tự do, bạn hãy cho chúng được sống với chính kiến của nó.
Một người có chính kiến sẽ tôn trọng chính kiến của người khác.
Một người mang tư duy nô lệ cũng sẽ áp đặt tư duy của mình lên kẻ khác.
Leave A Comment