Tại sao nói khổ nạn là phước phần lớn nhất của nhân sinh? Vì thông qua đó con người mới tạo ra được trật tự nội tâm. Đức Phật ở trong cung điện, chính là ông ở trong sự hỗn loạn nội tâm.

Hỗn loạn như thế nào? Ông muốn gì có đó, nữ sắc, rượu, tiện nghi… Chính vì ở trong tình huống đó nên ông không hình thành nên được một trật tự nội tâm. Những điều mà nội tâm của ông thôi thúc đòi hỏi, ông đều có được.

Nhưng ông lại nghi ngờ rằng những điều đó ko phải là những điều ông thực sự muốn trong đời. Nên ông bỏ đi tu. Khi ông xuống tóc đi tu, chấp nhận cuộc đời hành khất kham khổ, ông dần dần tìm ra được một trật tự cho tâm hồn mình. Dựa vào trật tự đó, ông không ngừng xây dựng lên một cái thang để bắc lên “trời”, ông gọi là cõi Nirvana (Niết Bàn)

Con người chính là như thế, cần phải rời xa khỏi tiện nghi, bước vào vùng đất hỗn loạn, trong hỗn loạn mới có thể trưởng thành.

Nơi này tuy nói nhiều chuyện gây tranh cãi, nhưng đảm bảo là bạn thấy ít nhiều thú vị, cũng chính là nỗ lực bước ra khỏi cái trật tự tâm lý của người tầm thường, mà tiến nhập vào vùng đất đòi hỏi tư duy sâu rộng hơn.

Nếu bây giờ, bạn thử đặt ra một thử thách thế này: trong 1 tuần chỉ nói những thứ mà chưa từng ai nói với bạn, mỗi lời bạn nói ra đều thực sự là những lời bạn tự suy nghĩ, chứ không hề vay mượn của ai.

Bạn có dám thử không?

Nếu giữ cái rule đó, có rất nhiều người nguyên tuần sẽ chẳng có gì để nói. Vì ngoài những thứ giao tiếp cơ bản, họ chẳng có gì chân chính là thuộc về họ.

Tất cả các ý tưởng đều là adopt từ người khác, vay mượn từ người khác. Nếu cứ đào sâu nữa, chỉ thấy một vùng đất hết sức trống vắng từ nội tâm. Từ nội tâm sẽ vang vọng ra ham muốn, muốn ăn, muốn uống, muốn gần gũi người khác phái, muốn mát mẻ, muốn ấm áp…

Đó chẳng phải cũng như con vật sao? Làm sao mà đào sâu hơn? Chính là phải đưa nó vào khổ nạn.

Bởi vì tự mình trong nội tâm không hề có một trật tự nào hết. Phật, Đạo, đấng Yhwh đều là nhắc con người đi tìm cái trật tự đó, hoặc chí ít là kết nối với nó.

Đấng Yhwh sao cứ bắt Abraham bỏ xứ ra đi. Ông giao ước với dân Do Thái, mà sao dân Do Thái chịu đủ mọi khổ hạnh, lang bạt khắp nơi.

Chỉ vì khi đi khắp các xứ, họ mới hiểu điều gì cần thiết nhất cho quê hương. Cũng như đối diện với sự hỗn loạn nội tâm, họ mới nhìn ra cái nào thực sự cần thiết cho cuộc đời mình.

Khái niệm Âm Dương trong Đạo Gia cũng tương tự. Có người thì có quỷ, có Đạo thì có Ma. Muốn thành Đạo thì phải qua ma luyện nhân tâm, muốn nên người thì phải đối diện với thử thách của quỷ mị. Ma ở đây không như cách hiểu của người đời về âm hồn người chết. Ma ở đây là lực lượng đối nghịch với Phật và Đạo.

Nếu áp dụng giác độ của Carl Jung, hay Jean Piaget (đọc là Pi A Dzê) thì bạn sẽ nhìn ra rất nhiều sự tình ở Việt Nam, và có được thu hoạch cho mình. Không nói hai vị này là hoàn toàn đúng, bởi vì họ bị bias bởi bối cảnh nghiên cứu của họ, nhưng trong chúng ta ai mà không thiên kiến? Chỉ là cái thiên kiến của người này phù hợp với người kia, phù hợp với bao nhiêu người.

Còn muốn phù hợp với tất cả mọi người, thì tốt nhất là không nói. Phải vậy không? Nhiều khi, ý tưởng của người này giống như một cái cây, tư tưởng của người kia chỉ như một cái chậu bonsai nhỏ, ép nhập ý tưởng vào là đầu óc người kia rối mù, căng thẳng, họ nghĩ đầu này thì sót đầu kia, nghĩ đầu kia thì sót đầu này, mãi không biết thế nào là đúng.

Luân Hồi là một ví dụ như thế. Hiếm lắm mới có người chứng kiến chuyện Luân Hồi, nhưng không phải là không có, phải không? Tất nhiên thì người đi nhà thờ cho là Đức Phật nói dối, nhưng đó là việc của họ. Họ không biết cái gì không có nghĩa là cái đó không tồn tại.

Một ví dụ nữa hết sức extreme là thế này: bé trai còn nhỏ tính cách như một đứa con gái, thích làm dáng, mặc váy. Lớn một chút, người mẹ đồng cảm, cha mẹ liền để ra một khoản tiền cho nó phẫu thuật sang người nữ. Chỉ có điều, đi qua phẫu thuật là một chặng đường hết sức gian khổ và đau đớn.

Biến chứng phẫu thuật cũng sẽ đi theo nó. Cơ thể nó chịu đựng hết sức thống khổ. Trên hành trình đó, nó dần dần học được cách chịu đựng, tâm tình trở nên mạnh mẽ, trật tự nội tâm được thành hình.

Mãi rồi tự nhiên “nam tính” xuất hiện, nhưng lúc “nam tính” xuất hiện, thì nó nhận ra là cơ thể nó đã bị hủy hoại tới mức không còn có thể quay lại nữa. Lúc đó cha mẹ nghĩ thế nào? Giải thích theo nghiên cứu của Carl Jung và Piaget thì những chuyện như thế này hết sức dễ hiểu. Phải vậy không?

Chỉ là ví dụ, không phải là nhắc bạn suy nghĩ sâu về nó. Nhưng là một ví dụ cho bạn biết rằng, sự hỗn loạn ở bất kể đâu, từ chính trị, xã hội, văn hóa, đạo đức, tâm lý,… đều là nguồn tri thức mới vô hạn mà con người có thể tự làm phong phú sinh mệnh của mình.

Cái status trước chỉ nói một chuyện rất đơn giản, là đàn ông Việt nên bước vào vùng đất hỗn loạn, như chính trường, chiến tranh, chợ búa,… những nơi đó sẽ giúp ích cho sinh mệnh của họ. Còn ngược lại, bạn thấy điều gì, đa phần họ ru rú ở nhà, chăm chăm vào một mẩu đất thờ tự. Họ trước sau gì cũng là nạn nhân của sự hỗn loạn nội tâm.

Họ chính là nô lệ của các thôi thúc trần trụi trong lòng họ. Mà một khi là nô lệ của thôi thúc nội tâm, thì khác gì so với con vật? Một sinh mệnh như thế, kiếp sau cấp cho thân người hết sức uổng phí! Phải vậy không?

Trong thử thách ở hoang địa phải nhịn đói, Satan cám dỗ Jesus biến sỏi đá thành bánh, Jesus từ chối, và ông trả lời thế nào? “Con người không thể sống chỉ vì bánh mì“.

Nếu muốn làm tình, hãy làm con thỏ. Muốn ăn nhậu, hãy làm con heo. Đất trời đương nhiên là không phung phí tài nguyên cho sinh mệnh thấp kém được mang thân người.

Cũng như vì sao nhiều người có tướng thú, nhìn giống heo ngựa, là trong tiền kiếp họ là con vật, nhưng từ họ có thiện tính, phân được thiện ác. Khi phân được thiện ác, không thể ở trong cơ thể con vật.

Nếu như những người già ở Việt Nam kiên quyết thay đổi, để lại của cải cho những đứa con gái, đảm bảo thái độ của những đứa con trai sẽ rất khác. Bởi vì sao? Vì nó biết rằng nếu nó không nỗ lực, nó sẽ không được ban phước nữa. Điển tích Jacob vật lộn với thiên thần có ý tứ như thế.

Mới đây BBC Việt Nam làm một cái khảo sát gì đó, không biết có đáng tin không, rằng người trẻ Việt Nam thích ổn định. Họ thích ổn định, nhưng họ không xứng đáng với nó, vì ổn định chỉ là một sản phẩm phụ của tình huống các thế lực xung khắc nhau không thể khắc chế được nhau, xuất hiện trạng thái cân bằng equilibrium.

Nên trước sau gì, họ cũng sẽ bị ma quỷ từ sự hỗn loạn nuốt chửng họ. Sự ổn định chỉ lâu dài với người nào có đủ khả năng ước chế lực lượng hỗn loạn.

Lời kết: hãy trân trọng sự hỗn loạn, và dấn thân vào nó. Nó là nguồn sức mạnh và tri thức mới.

(Andrew Nguyen)