Milgram, kỳ tài về Tâm Lý học, có làm một thí nghiệm rất nổi tiếng.

Ông cho một diễn viên, đóng giả làm giáo sư đáng kính. Giáo sư giả này mời từng người làm thí nghiệm vào phòng, trên bàn có 10 nút bấm. Mỗi một nút bấm có cường độ giật điện khác nhau. Nhưng giật điện ai?

Là một người ngồi ở phòng kế bên. Khi người đó la hét vì bị giật điện, người bấm nút sẽ nghe thấy. Mức 1 2 3 nhẹ nhàng, chịu được. 4 5 6, đau đớn, 7 8 cực kỳ đau đớn, 9 là mức người bên kia đập cửa, kêu gào thống thiết, 10 chết người – chỉ còn sự im lặng chết chóc. Ai tham gia thí nghiệm này cũng sẽ có tiền.

Có vài người không thể chịu nổi, đứng dậy nói thẳng với vị giáo sư: “Xin lỗi! Quá dã man! Tôi không thể tiếp tục”

Vị giáo sư kia rất điềm nhiên, yêu cầu tiếp tục. Người làm thí nghiệm tiếp tục, ở lại bấm tiếp.

Cứ như vậy, tới mức 7 8 thì dần dần có vài người bỏ cuộc: “Tôi không cần biết ông là giáo sư hay là gì, và ông đang làm cái quái gì, nhưng tôi không thể tiếp tục thứ thí nghiệm điên loạn vô nhân tính này”

Ấy vậy mà, số bỏ cuộc là RẤT ÍT. Còn lại, đa phần đều ở lại tới cuối cùng, bấm số 10 – KILL.

Có người thích bấm số 7 8, vì tiếng hét bên kia làm họ thích thú, mỗi lần nghe bên kia la là họ thấy vui.

Số người bấm số 10, có người lạnh lùng, có người tò mò. Ông giáo sư cho biết là đã lo góc độ pháp lý của việc này, bên kia CHẾT thì đã sao? Giấy tờ đã ký rồi! Không phải sợ!

Tới cuối cùng, có rất nhiều người sẵn sàng giết người nghe theo lệnh của một diễn viên đóng vai giáo sư kia.

Sau cùng, Milgram bật mí, bên phòng bên kia chẳng có cái máy điện nào hết, chỉ là anh diễn viên khác, thấy đèn sáng số nào thì “diễn”. Ai bấm số 10, thì ngồi yên, đợi người tới mở cửa đưa đi ra.

Kết luận của Milgram là gì?

Số ít tin vào Chúa thuần thành, là số sẽ bỏ cuộc, nhưng chỉ là số ít. Còn đa số, dẫu có đi nhà thờ, vẫn sẽ bấm tới số 10 để KILL. Và trong số tất cả những người bấm số 10, đại đa số không tin vào sự tồn tại của Thượng Đế.

Obedience to Authority. Con người, thiên tư sợ khổ, nên cũng rất sợ gánh vác trách nhiệm. Nên họ sẽ rất “vâng lời” những người sẽ lãnh trách nhiệm thay họ.

Bây giờ, để làm thí nghiệm của Milgram ở mức độ cực đoan hơn một chút. Những người bấm nút bị bỏ đói chừng vài ngày. Mỗi lần họ bấm nút, cho họ một tem phiếu, đem cái tem phiếu đi ra căn tin đổi đồ ăn. Mỗi lần chỉ đổi được rất ít, một lát bánh mì. Muốn ăn tiếp, thì phải quay lại phòng thí nghiệm.

Lúc đó thì sẽ không tưởng tượng nổi là bao nhiêu người sẽ giết người.

Quay lại đúng năm Canh Tý 1960, Mao Trạch Đông phát động Đại Dược Tiến, cả xứ luyện kim phát triển công nghiệp nặng. Ở nhà quê lấy nông cụ bằng kim loại ra luyện thép. Nhưng lửa không đủ nóng, nên thép nấu xong không thành thép tốt, chẳng thể dùng làm gì. Ngược lại vì cả xứ lấy nông cụ đi luyện kim, nên bắt đầu mất mùa. Mất mùa tới độ nông dân ở Tứ Xuyên ăn thịt người.

Tầng lớp dân chúng đói khổ nửa sống nửa chết đó, sau bị Mao Trạch Đông phát động Đại Văn Cách, dồn lên thành phố để tiêu diệt người trí thức thành thị. Dân Trung Quốc những năm này biến thái tư tưởng và nhân cách tới không còn ra hình thù gì nữa. Lớp người sinh ra những năm này, chính là đang lãnh đạo quốc gia.

Cái merit của việc biết chuyện thiên hạ là mình có thể soi rõ được tình huống của mình.

Chỉ hy vọng bạn uống mấy ly cà phê này, trở nên dũng cảm hơn, song song là cầu nguyện Thần Phật hướng dẫn cho tâm hồn mình.

Khi người ta hiểu biết nhiều hơn về cuộc đời, điều đó không làm cuộc đời bớt đáng sợ, mà hiểu biết làm người ta trở nên dũng cảm hơn.

(Andrew Nguyen)