(Loạt bài tâm linh lý giải nhiều sự việc hiện tượng kỳ bí)
******************************************

Quý bạn thân mến,
Loạt bài tâm linh đang đón nhận được sự quan tâm nồng nhiệt từ bà con.

Trong phần này, chúng ta sẽ kết thúc chủ đề đốt vàng mã, xem nó thực sự LỢI – HẠI ra sao.
Đồng thời, ta cùng nhìn nhận quan điểm “không đốt vàng mã” của Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo.


I/ CÕI TRUNG GIỚI
…………………………………………………
CÕI TRUNG GIỚI được xem là “thế giới song song” với cõi dương trần. Nó tồn tại xung quanh chúng ta, nhưng do không được cấu tạo bởi “vật chất hồng trần”, nên giác quan thông thường của con người không thể CẢM NHẬN được.

Các linh hồn sau khi chết sẽ “tạm thời” lưu lại cõi này (vài năm, vài chục năm, hơn trăm năm), để tu luyện và chuyển hóa. Sau đó THĂNG LÊN các cõi cao hơn.

Phần lớn gia tiên tiền tổ chúng ta đang “sống” tại đây. Cụ nào mà tu luyện đạt được thành quả cao (chứng đắc Niết Bàn, chứng đắc Chư Thiên…), thì thật là phúc đức cho dòng tộc.


II/ THỂ VÍA THÔ TRƯỢC – HAY TINH MỊN?
…………………………………………………
Nếu tại CÕI HỒNG TRẦN, THỂ XÁC nắm vai trò chính yếu,
Thì tại CÕI TRUNG GIỚI, THỂ VÍA (dục cảm) lại là thứ biểu hiện ra bên ngoài mạnh mẽ nhất.

Trong 2 phần trước, ta đã biết THỂ VÍA quyết định cảm xúc yêu ghét, sân si. Những người bao dung an lạc, thông tuệ, mạnh khỏe, thì THỂ VÍA tương ứng cũng sẽ “tinh mịn, trong sáng, phát hào quang rất đẹp”.

Ngược lại, với những người độc ác, nhiều sân hận tham lam, si mê buông thả, kém hiểu biết, thể xác bệnh tật… thì THỂ VÍA “thô trược, nhiễu loạn”.

Nhiều người trong cõi hồng trần, khi tu luyện đạt tới một cảnh giới nào đó, hoàn toàn có thể nhìn thấy được “trạng thái thể vía” của những người xung quanh mà đoán biết tốt xấu.


III/ SỰ PHÂN TẦNG CÕI TRUNG GIỚI
…………………………………………………
CÕI TRUNG GIỚI không “bằng phẳng”, mà được “phân tầng cao thấp”.
Thể vía thô trược ở các tầng dưới, thể vía thanh nhẹ ở các tầng cao.

Linh hồn sẽ không bị kẹt lại mãi mãi ở 1 tầng. Sau thời gian TU LUYỆN, thể vía dần được chuyển hóa (nâng cấp). Khi bớt tham sân si, cũng sẽ là lúc linh hồn được “thăng lên” một tầng cao hơn. Ở đó, nó tu luyện tiếp cho đến khi đạt “tầng cao nhất” của CÕI TRUNG GIỚI.

[*] Âm Phủ được xem là 1 phần của CÕI TRUNG GIỚI.


IV/ VÀNG MÃ CÓ GIÁ TRỊ TRONG CÕI TRUNG GIỚI KHÔNG?
…………………………………………………
Vàng mã “mô phỏng” vật chất cõi hồng trần (nhà cửa, quần áo, ô tô…), nhưng không rõ ở CÕI TRUNG GIỚI, nó có “giá trị thật” không?

Vật chất chỉ “có giá trị” – khi được SỐ ĐÔNG THỪA NHẬN!

Nếu chỉ tính người Việt Nam, cộng đồng linh hồn từ xưa đến nay cũng đến VÀI TRĂM TRIỆU. Kết hợp với tập quán đốt vàng mã dịp giỗ Tết, niềm tin vào vàng mã (của cả người sống và người từng còn sống)… thì rõ ràng là vàng mã vẫn rất có GIÁ TRỊ. Ít nhất là trong chính cộng đồng này của CÕI TRUNG GIỚI.


V/ VÀNG MÃ CÓ GIÁ TRỊ VỚI “NHỮNG AI” TRONG CÕI TRUNG GIỚI?
…………………………………………………
“Tiền bạc có đem lại hạnh phúc không?”
“TIỀN BẠC KHIẾN BẠN HẠNH PHÚC – KHI BẠN NGHÈO”.

Cùng số tiền 10tr, người nghèo nhận được thì vui mừng khôn xiết. Mà người giàu thì họ thấy bình thường. Các bậc chân tu thì thấy phù du.

Tại CÕI TRUNG GIỚI, những linh hồn bậc cao hướng đến giá trị: “sự thăng lên của linh hồn”. Họ xem nhẹ tiền bạc vật chất, nên “dễ dàng nhận ra” vàng mã không có giá trị. Ngược lại, chính vì xem nhẹ vật chất, nên linh hồn thanh nhẹ, càng dễ thăng lên hơn.

Các linh hồn bậc thấp, thể vía thô trược, hoặc đơn giản chỉ là NỖI SỢ HÃI sự đói rách, thì ngược lại, vàng mã lại rất có giá trị.
NÓ GIÚP HỌ CẢM THẤY ĐƯỢC SỰ – ĐỦ – ĐẦY.

Không chỉ “số lượng” vàng mã nhận được, mà chính tình cảm con cháu dành cho người đã chết – cũng khiến các linh hồn vui mừng. Chẳng phải nỗi sợ hãi của người già, là sợ bị con cháu lãng quên đó sao?

Khi “vượt qua” được cảm giác sợ hãi nghèo đói, sợ hãi bị lãng quên, linh hồn bắt đầu “tự tin” để hướng đến những GIÁ TRỊ CAO HƠN (sự tu tập và thăng lên). Cũng như khi no bụng thì mới ngồi học đạo được.


VI/ QUAN NIỆM NHÀ PHẬT VỀ VIỆC ĐỐT VÀNG MÃ
…………………………………………………
Đạo Phật khuyên con người sớm buông bỏ vật chất khi còn đang sống, lấy sự THANH BẦN làm môi trường tu tập.

Với những Phật tử CHÂN CHÍNH, khi còn sống vốn đã không màng vật chất, thì đến lúc chết đi, vàng mã thực đâu có giá trị gì? Nhưng hãy biết rằng, những Phật tử này đã trải qua “quá trình tu tập đủ dài”, để thực sự tin vào điều đó. Các linh hồn vô thần thì khó chấp nhận điều này lắm.

Với những gia đình mà bố mẹ, ông bà theo đạo Phật, gõ mõ tụng kinh nhiều năm, nếu tâm nguyện của họ là sau này đừng đốt vàng mã cho họ, thì con cháu cũng hãy cứ làm theo.


VII/ THIÊN CHÚA GIÁO KHÔNG ĐỐT VÀNG MÃ
…………………………………………………
Người Thiên Chúa tin rằng: “Cát bụi lại trở về với cát bụi”.

Họ tin vào cuộc sống sau cái chết, linh hồn sẽ được về bên ngai Chúa để phụng sự Ngài, như những sứ giả và thiên thần. Nên họ ko cần vật chất nhân gian.

Nên trong phong tục của người Tây phương không có việc dâng cúng đồ ăn và đốt vàng mã cho người chết. Việc này thật ra lại giúp các linh hồn ra đi thanh nhẹ.

Nhiều nghĩa trang Tây phương bình yên đến độ, người ta quy hoạch cả công viên. Bên ghế đá, dưới tàn cây, nơi người lớn và trẻ nhỏ vui đùa mỗi dịp cuối tuần, có thể là một vài bia mộ của ai đó đã an nghỉ nhiều năm. Cái chết như một món quà, chẳng có gì đáng sợ.


VIII/ TIỂU KẾT
…………………………………………………
Bà con thân mến,

Bà con hãy để lại comment, chia sẻ, và lan tỏa bài viết giúp chúng tôi, để nhiều người cùng tìm đến với Phong thủy Khai Tâm Khải Tuệ nhé.