Cà phê Milgram (Obiedence to authority)
Khi người ta hiểu biết nhiều hơn về cuộc đời, điều đó không làm cuộc đời bớt đáng sợ, mà hiểu biết làm người ta trở nên dũng cảm hơn.
Khi người ta hiểu biết nhiều hơn về cuộc đời, điều đó không làm cuộc đời bớt đáng sợ, mà hiểu biết làm người ta trở nên dũng cảm hơn.
Phần lớn trong chúng ta, con người đã theo đuổi sự chứng nhận, sự chấp nhận từ kẻ khác, để rồi theo đuổi con đường làm thuê, làm mướn. Họ thích có ai đó ra lệnh để làm theo, thay vì tự lên kế hoạch, tự quyết định việc mình làm.
Biết sợ mới hành động, mới từ nỗi sợ mà chịu khó làm việc, thiết lập các trật tự mới trong nội tâm. Khi loại bỏ được cái sợ kia đi rồi, thì người ta mới có thể vững vàng trong đời sống. Thực vậy, chúng ta không ngừng sợ những thứ cao lớn hơn mình, và giải quyết những nỗi sợ đó cũng làm tâm hồn ta không ngừng lớn lên.
Không phải là trải qua bất hạnh của cuộc đời rồi trở nên gai góc, hung ác. Không phải như thế. Đó là con vật. Con người trải qua gai góc và mài dũa của cuộc đời, trở nên dễ dàng vị tha hơn, hành xử tốt hơn, vì trong lòng họ cảm nhận được nỗi đau của người khác.
Socrates có lần thảo luận với Cephalus về “Công Lý” – Justice. Cephalus nói rằng
Điều quan trọng nhất của đời người mà không ai được phép lấy đi chính là sự đau khổ. Khổ nạn là món quà nhân sinh mà thượng đế ưu ái giành cho nhân loại. Vì vậy, con người vĩnh viễn không thể bước vào một Utopia, bởi ngay khi bước vào đó, con người sẽ hủy diệt nó.
Nếu bạn yêu thương bản thân mình, hãy nghĩ tới nguyện ý của Đấng Toàn Năng lên cuộc đời mình, và sẵn sàng làm mọi điều có thể, để giữ giao ước với điều thánh khiết tốt đẹp nhất đó.
Đạo là như vậy, tuy không biết nó, không thấy nó, nhưng nó vẫn ở đó. Khi trí huệ người đời được khai mở, họ thấy thêm được một chút, biết thêm được một chút nữa. Chứ không phải sự tình chỉ có tới đó là dừng.
Trong lòng có sự ngay chính, nghiêm túc với Đức Tin, nội tâm luôn hướng thượng, chuyện gì cũng sẽ vượt qua.
Các biểu tượng này như mồi lửa. Bạn trải qua nhiều kiếp nạn trong đời, hành thiện tích phúc, xem như là chất chứa rất nhiều củi, nhưng mãi không có mồi lẫn lửa, vẫn là không thể cháy. Để lâu rồi cũng bán đi, chuyển lại thành phúc phần nhân sinh, Đức Phật cho rằng chẳng qua là hưởng phúc, chứ không thể nào thoát khổ. Hết cái phúc kia, thì lại phải chịu khổ tiếp.