1. Trong kiệt tác Trăm Năm Cô Đơn của Garcia Marquez, ông có kể về một chứng bệnh QUÊN, lây lan ở ngôi làng Macondo.

Có một chàng thanh niên chưa bị bệnh, cố gắng cứu vãn tình huống bằng cách ghi mẩu giấy nhỏ dán lên từng món đồ.

– Đây là cái cửa sổ

– Đây là cái bàn

– Đây là con bò cái! Nhớ vắt sữa mỗi sáng

Đêm anh hay kể chuyện cho dân trong làng nghe. Họ rất thích nghe anh kể chuyện.

Anh phát hiện ra anh chẳng còn gì để kể nữa, nên anh kể lại chuyện cũ, dân làng lại rất thích thú!

Hoá ra họ quên hết cả, dần dà, anh chỉ kể mỗi một câu chuyện. Người trong làng lúc nào nghe xong cũng cười lăn cười bò, họ chẳng thể nhớ hết một câu chuyện.

Trên cánh cổng vào ngôi làng, anh đóng hai tấm bảng, một ghi là “Làng chúng ta tên Macondo”, và tấm kia lớn hơn “Thượng Đế Đồng Tại”.

Nếu có điều gì chúng ta có thể biết chắc về con người, đó là họ chẳng thể học được gì từ lịch sử, ít nhất là đối với số đông.

Thông điệp của Garcia Marquez rất rõ ràng: Chúng ta có thể quên nhiều thứtrong đời, cũng không phải là vấn đề gì to lớn.

Nhưng nếu chúng ta quên rằng chúng ta tới từ đâu, và thuộc về ai, phần bản ngã của chúng ta sẽ vĩnh viễn mất đi.

Không còn bản sắc trên nền tảng đạo đức thần thánh, chúng ta không khác gì thây ma không hồn chờ cơn sóng lớn của lịch sử.

(Andrew Nguyen)